Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi như thế nào
Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi:
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3- 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định: Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xãthường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Theo như bà trình bày thì hiện nay bà muốn nhận người cháu ruột làm con nuôi, căn cứ vào quy định trên hướng dẫn bà liên hệ đến UBND phường Tân An để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Thứ hai, thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người nhận nuôi gồm:
Đơn xin nhận con nuôi;
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:
Giấy khai sinh;
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?