Xếp lương công chức tuyển dụng đã có thời gian đóng BHXH
Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Bộ Nội vụ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định, trường hợp người được tuyển dụng vào công chức theo quy định tại Nghị định này, đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc, chưa nhận trợ cấp BHXH một lần, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng, thời gian công tác có đóng bảo hiểm bắt buộc đứt quãng thì được cộng dồn.
Điều 11 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 20/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định, việc xếp ngạch, bậc lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc khi được tuyển dụng như sau: Đối với trường hợp đang được xếp lương theo ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm theo bảng lương do Nhà nước quy định, được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định xếp ngạch, bậc lương theo thẩm quyền và theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Căn cứ quy định tại điểm a, điểm d Mục 10 Phần III Thông tư số 79/2005/TT-BNV, trường hợp được tuyển dụng, bố trí làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo đúng trình độ chuyên môn của chuyên ngành đã được đào tạo, nếu có trình độ đại học trở lên thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên và tương đương (loại A1). Việc chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc khi tuyển dụng lần đầu vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc ở công ty Nhà nước) để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo cách tính sau:
Tính từ bậc 1 của ngạch được bổ nhiệm, cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch công chức, viên chức loại A1 được xếp lên 1 bậc lương trong ngạch được bổ nhiệm. Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cao, cách chức) thì cứ mỗi năm (tính đủ 12 tháng) không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật không được tính vào thời gian để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.
Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với công chức, viên chức loại A1), thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau trong ngạch được bổ nhiệm.
Nếu sự việc đúng như bà Hằng phản ánh thì bà có diễn biến tiền lương, đóng BHXH như sau:
– Tháng 3/2007, bà tốt nghiệp trung cấp kế toán và được cơ quan chuyển hợp đồng sang làm kế toán, xếp lương bậc 1/12 ngạch cán sự, hệ số 1,86, có đóng BHXH bắt buộc.
– Tháng 3/2009, nâng lương bậc 2/12, ngạch cán sự, hệ số 2,06, có đóng BHXH bắt buộc.
– Tháng 3/2011, nâng lương bậc 3/12, ngạch cán sự, hệ số 2,26, có đóng BHXH bắt buôc.
– Tháng 10/2012, bà tốt nghiệp đại học ngành kế toán, đến tháng 1/2013 cơ quan xếp lương theo trình độ đại học, ngạch chuyên viên, bậc 2/9, hệ số 2,67. Theo quy định tại khoản 1, khoản 3, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ, căn cứ vào hệ số lương bà Hằng đang hưởng ở ngạch cán sự (2,26) để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên (bậc 1/9 hệ số 2,34). Như vậy, đáng lẽ khi chuyển loại bà Hằng từ cán sự sang chuyên viên, cơ quan chỉ xếp lương bậc 1/9 hệ số 2,34, nhưng cơ quan đã xếp lương bậc 2/9, hệ số 2,67 cho bà Hằng.
Tháng 12/2013, bà thi và trúng tuyển công chức vào cơ quan đang làm việc.Tháng 2/2014 bà Hằng được bổ nhiệm công chức ngạch kế toán viên, mã ngạch 06.031, bậc 1/9, hệ số 2,34. Thời gian tính nâng bậc lương lần sau từ tháng 3/2012.
Theo luật sư, áp dụng quy định tại điểm a, điểm d Mục 10 Phần III Thông tư số 79/2005/TT-BNV, thì khi được bổ nhiệm công chức (tháng 2/2014) bà Hằng được xếp lương bậc 1/9 công chức loại A1 là đúng và thời gian nâng bậc lần sau tính từ tháng 1/2013 (là thời điểm bắt đầu được xếp lương trình độ đại học) mới đúng. Theo đó đến tháng 1/2016 bà Hằng sẽ được xét nâng bậc 2/9 công chức loại A1, hệ số 2,67. Việc cơ quan tính thời gian nâng bậc lương lần sau cho bà Hằng từ tháng 3/2012 (đến tháng 3/2015 được xét nâng bậc 2/9 công chức loại A1, hệ số 2,67) là đã có lợi cho bà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?