Đã đặt cọc nhưng bên bán đổi ý, xử lý thế nào?
Trong việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà, hai bên chỉ mới thỏa thuận về giá cả, việc đặt cọc chỉ là một biện pháp bảo đảm để trong một thời hạn nhất định các bên sẽ đi đến hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. Bà đổ đất, san nền để làm nhà nhưng là đổ đất trên đất của người khác, nếu việc đó không được sự đồng ý của chủ đất thì bà là người có lỗi.
Theo Điều 358 của Bộ luật Dân sự về đặt cọc, trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp này, hai bên cần thỏa thuận với nhau giải quyết khoản tiền đặt cọc và bồi thường chi phí cho việc san lấp, nếu không thể thỏa thuận được thì bà có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?