Thẩm quyền cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong trường hợp thôi việc do 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có cùng một cấp không? Cán bộ, nhân viên công tác tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh, không phải là công chức thì có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 46/2010/NĐ-CP không? Liên minh Hợp tác xã có thẩm quyền thông báo cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh không?

Chấm dứt hợp đồng làm việc theo phân cấp quản lý

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định:

“a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc”

Theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo giải quyết thôi việc và cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định thôi việc được thực hiện theo phân cấp quản lý.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tại điểm a, khoản 1, Điều 29 Luật Viên chức quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

“1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 2 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ”.

Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức có 2 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vì vậy để chấm dứt hợp đồng làm việc vẫn được thực hiện theo phân cấp quản lý.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP không có điểm c như phần hỏi của ông Hoàng Văn Sóng.

Được phép thông báo cho thôi việc, nghỉ hưu khi được uỷ quyền

Khoản 3 Điều 12 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định, những người được Đảng, Nhà nước điều động, phân công và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao làm việc trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được áp dụng Nghị định này.

Theo quy định trên thì những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao làm việc tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP.

Điểm b khoản 2 Điều 19 Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về phân công phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, quy định thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ: “Bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với cán bộ, viên chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống, nâng bậc lương, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, điều động, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc hội ở tỉnh”.

Khoản 4 Điều 19 Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND quy định thẩm quyền người đứng đầu hội ở tỉnh: “Bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định; Nhận xét, đánh giá; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức; Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức; lập, quản lý và bổ sung hồ sơ cán bộ, viên chức theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, Giám đốc Sở Nội vụ có thẩm quyền thông báo và ra quyết định thôi việc đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc hội ở tỉnh. Tuy nhiên, việc thông báo cho thôi việc, nghỉ hưu có thể được Giám đốc Sở Nội vụ uỷ quyền cho người đứng đầu hội sau khi có văn bản đề nghị của hội về các trường hợp thôi việc, nghỉ hưu.

Nghỉ hưu đối với công chức
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ hưu đối với công chức
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào lùi thời điểm nghỉ hưu công chức?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng cán bộ, công chức nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với quy định?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cán bộ, công chức thuộc đối tượng được xem xét kéo dài thêm thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu
Hỏi đáp pháp luật
Cán bộ, công chức không thuộc đối tượng được xem xét kéo dài thêm thời gian công tác khi đến tuổi nghỉ hưu
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện kéo dài thêm thời gian công tác của cán bộ, công chức
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xét để thực hiện kéo dài thêm thời gian công tác của cán bộ, công chức
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian công tác kéo dài thêm của cán bộ, công chức là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ hưu đối với công chức
Thư Viện Pháp Luật
429 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghỉ hưu đối với công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào