Việc xếp lương khi chuyển sang làm công việc mới
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xếp lương đối với công chức, viên chức khi thay đổi công việc được thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.
– Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Cách chuyển xếp lương
Tại điểm a, khoản 2, Mục II Thông tư số 80/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ quy định, trường hợp đang xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ở loại A1 (yêu cầu chuẩn là trình độ đại học) mà được giao giữ một công vụ hoặc một nhiệm vụ thường xuyên phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo theo trình độ cao đẳng thì chuyển xếp lương vào loại A0 như sau:
Nếu chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở loại A1 thì chuyển ngang bậc lương đang xếp ở loại A1 vào bậc lương tương ứng ở loại A0; thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở loại A0 được tính kể từ ngày xếp bậc lương đang hưởng ở loại A1. Đồng thời kể từ ngày được hưởng lương ở loại A0 được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở loại A1; hệ số chênh lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở loại A0.
Cùng với quy định nêu trên, tại điểm c, khoản 2, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ, quy định việc xếp lương khi chuyển ngạch cán bộ, công chức, viên chức cùng loại thực hiện như sau: Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ, thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a khoản 2 này (xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ, kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ sang ngạch mới) và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.
Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c, khoản 1 Mục II Thông tư này (Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới).
Ông Lê Quang Minh có thể tham khảo các quy định hiện hành nêu trên. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về tiền lương đối với công chức, viên chức có thể được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội từng thời kỳ hoặc có thể được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Việc áp dụng pháp luật phải căn cứ vào thời điểm văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.
Trường hợp của vợ ông Minh, sau vài năm nữa mới tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục tiểu học, nếu chuyển ngạch từ loại A1 (yêu cầu trình độ chuẩn Đại học) sang ngạch loại A0 (yêu cầu trình độ chuẩn Cao đẳng) để phù hợp với nguyện vọng được trực tiếp giảng dạy theo bằng cao đẳng sư phạm giáo dục tiểu học, thì việc xếp lương khi chuyển ngạch sẽ căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực vào thời điểm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?