Không thỏa thuận được mức bồi trường hợp gây tai nạn giao thông

Thư luật sư Khoảng 2 tháng trước bố tôi có đi làm về mang theo một cuộn dây điện phía sau, không may cuộn dây bị vướng vào vành xe và có làm 1 người đi đường bị ngã. Bố tôi đã mang ông này đi bệnh viện và chuẩn đoán là gãy sương đùi. Sau đó bố tôi đã thanh toán tiền viện phí và các chi phí phát sinh khác. Trong 2 tháng vừa qua bố mẹ tôi hầu như ngày nào cũng qua thăm hỏi, rang thuốc bóp chân cho ông, và mua thức ăn. Và bố tôi có đưa số tiền là 4 triệu đồng cho vợ ông chăm sóc ông ý. Nhưng do tuổi cao nên chỗ xương gãy rất lâu lành, và cho đến thời điểm này ông ấy ko chịu uống thuốc, bóp thuốc, và vợ ông này cũng nói sẽ không nuôi ông ấy nữa. Gia đình tôi có đưa ra ý kiến với gia đình ông này là mức bồi thường như thế nào nhưng gd bên này chưa đua ra câu trả lời nói là chờ các con về giải quyết. Vậy toi muốn hỏi luật sư nếu đưa ra pháp luật thì bố tôi sẽ bị xử lý như thế nào, và nếu như hai bên ko thỏa thuận được mức bồi thường thì mức bồi thường tối đa mà gia đình tôi phải bồi thường là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cám ơn!

 Theo các thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng để xảy ra sự việc tai nạn đối với người bị hại không phải là mong muốn của cha bạn, đây cũng không phải là lỗi cố ý. Đồng thời sau khi xảy ra sự việc bố bạn cùng gia đình đã rất tận tình lo lắng việc cứu chữa và chăm sóc sau khi xuất viện, việc bồi thường và chăm sóc người bị hại như vậy là rất tốt, đây sẽ là những tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bố bạn (nếu vụ việc phải giải quyết tại tòa án).

Về mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự như sau:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Hiện tại việc gia đình họ không chăm sóc, không nuôi dưỡng đây không phải là lỗi của bố bạn, tuy nhiên có thể việc chăm sóc người bị hại kéo dài liên tục có thể dẫn đến gây thiệt hại về kinh tế cho người chăm sóc vì họ không thể tham gia lao động sản xuất nên các bên cần thương lượng thỏa thuận chi phí cho phù hợp để đảm bảo sự việc - gấy chân của người bị hại không bị xấu đi.

Về trách nhiệm hình sự nếu có đối với sự việc này chỉ đật ra khi sức khỏe, thương tật mà người bị hại phải gánh chịu - sức khỏe bị tổn hại

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

a. Làm chết một người;

b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Nếu rơi vào trường hợp được quy định tại điểm b, điểm c nêu trên sự việc sẽ có nguy cơ phải xử lý về mặt hình sự và bố bạn cũng có nguy cơ đối mặt với án hình sự về Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
428 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào