Khi nào bị cấm xuất cảnh?
Nội dung bạn hỏi được quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính Phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, cụ thể như sau:
"Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.
đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an để thực hiện.
3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.".
Vì vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án có biện pháp ngăn chặn để đảm bảo giải quyết vụ án và thi hành án theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian chuẩn bị xét xử từ 4 - 6 tháng. Nếu tòa án chậm giải quyết thì bạn có thể gửi đơn tới chánh án của tòa án đó để kiến nghị sớm xét xử.
Nếu bị đơn cố tình vắng mặt mà tòa án đã triệu tập hợp lệ thì sẽ xét xử vắng mặt theo quy định pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật
- Khen thưởng đảng viên dưới hình thức không theo định kỳ được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần tiêu đề? Hướng dẫn khai phiếu đảng viên các mục ở phần nội dung?
- Mức tiền thưởng đối với đảng viên được khen thưởng theo hình thức khen thưởng định kỳ được quy định như thế nào?
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Cơ quan nào đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ giáo viên trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp?