Cho vay tiền không có giấy cam kết sao lấy lãi?
Việc bạn cho vay tiền và cách thức trả tiền cũng không giống ai, thông thường người ta có thể cho nhau vay tiền với một thời gian cụ thể và khi đến hạn người vay sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ của mình kể cả gốc và lãi suất nếu có.
Vì vậy theo nguyên tắc chung thì trường hợp này có thể coi người vay không hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu đến ngày thứ 58 họ không trả hết nợ gốc và lãi suất, từ đó mới tính đến quyền của người cho vay - quyền của bạn.
Về nguyên tắc đây là một quan hệ dân sự về việc vay mượn tài sản theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đối với người vay họ có nghĩa vụ được quy định cụ thể tại 'Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 205
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Hiện tại như bạn nêu thì người này không nghe điện thoại của bạn, không gặp bạn nhưng họ không bỏ trốn... như vậy để giải quyết sự việc này buộc bạn phải thực hiện theo thủ tục giải quyết một vụ án dân sự.
Bạn phải chuẩn bị đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện để đòi lại số tiền đó.
Trường hợp người vay không nghe điện thoại của bạn, không gặp bạn và cũng bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì mới có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật về Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Đặc biệt hơn nữa ở đây việc bạn cho người đó vay tiền lại không lập thành văn bản, không lập hợp đồng nên cũng rất khó để chứng minh nghĩa vụ của người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?