Hòa giải trong trợ giúp pháp lý
Theo Điều 40 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 01 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý thì hòa giải trong trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
“1. Khi có yêu cầu hoặc được sự đồng ý của một hoặc các bên, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm trung gian để phân tích các tình tiết của vụ việc, giải thích quy định của pháp luật, hướng dẫn để các bên tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc mà không phải đưa vụ việc ra Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện rút đơn kiện, tự giải quyết các tranh chấp và tự nguyện chấp hành kết quả giải quyết vụ việc.
2. Việc hòa giải cũng được tiến hành trong trường hợp cần thiết để giữ gìn đoàn kết cộng đồng, duy trì trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trừ trường hợp pháp luật quy định không được hoà giải.
3. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản, trong đó phải thể hiện đầy đủ kết quả của quá trình hòa giải, ý kiến của người thực hiện trợ giúp pháp lý và của các bên, có chữ ký của các bên tham gia để họ tự nguyện thi hành kết quả hòa giải. Biên bản hoà giải phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?