Cách tính thuế TNCN theo cho nhân viên theo lương NET và GROSS
Cách tính thuế TNCN theo cho nhân viên theo lương NET và GROSS
1. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng nhận lương sau thuế (lương NET) không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì việc quy đổi thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1578/TCT-TNCN ngày 28/4/2009 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quy đổi từ thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế.
2. Trường hợp cá nhân nhận lương sau thuế (lương NET) và được tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả thay một số khoản như: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, tiền nhà, ... thì việc quy đổi thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế được thực hiện theo cách chỉ quy đổi phần lương sau thuế (lương NET) (đã giảm trừ gia cảnh) sang thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại công văn số 1578/TCT-TNCN ngày 28/4/2009 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quy đổi từ thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế, sau đó cộng với các khoản thu nhập chịu thuế khác mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả thay cho cá nhân để xác định thu nhập tính thuế TNCN.
Ví dụ: Tháng 8/2010, ông A nhận lương trước thuế (lương NET) là 17,3 triệu đồng. Ông A được giảm trừ cho bản thân và 2 người phụ thuộc. Công ty trả thay ông A phần Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc là 1,2 triệu đồng. Ông A được Công ty trả thay tiền thuê nhà 5 triệu đồng/tháng và thanh toán thẻ hội viên sân gôn là 3 triệu đồng/tháng (có chứng từ hợp lý).
Việc quy đổi thu nhập trước thuế và xác định số thuế được tính như sau:
- Theo chế độ quy định ông A được giảm trừ cho bản thân là 4 triệu đồng/ tháng và giảm trừ cho 2 người phụ thuộc là 1,6 triệu x 2 người x 1 tháng = 3,2 triệu đồng/tháng.
- Tổng các khoản giảm trừ gia cảnh của ông A = 4 triệu + 3,2 triệu = 7,2 triệu đồng/ tháng.
- Thu nhập NET để quy đổi (không bao gồm gia cảnh) = 17,3 triệu - 7,2 triệu = 10,1 triệu đồng.
- Thu nhập tính thuế (trước thuế) sau khi quy đổi theo công thức (không bao gồm gia cảnh) = (10,1 - 0,75)/0,85 = 11 triệu đồng.
- Tiền thuê nhà công ty trả hộ ông A là 5 triệu đồng nhưng chỉ được tính vào thu nhập chịu thuế không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Do đó, thu nhập chịu thuế từ tiền nhà = (11 triệu + 7,2 triệu + 1,2 triệu + 3 triệu) x 15% = 3,36 triệu đồng.
- Tổng thu nhập tính thuế của ông A là = 11 triệu + 3,36 triệu + 3 triệu = 17,36 triệu đồng.
- Thuế TNCN phải nộp = [5 triệu x 5%] + [(10 triệu - 5 triệu) x 10%] + [(17,36 triệu - 10 triệu) x 15%]= 1,854 triệu đồng.
Như vậy, tổng thu nhập chịu thuế của ông A (đã bao gồm thuế TNCN) mà Công ty phải trả là 26,714 triệu đồng bao gồm: 1,854 triệu tiền thuế TNCN; 17,3 triệu đồng tiền lương (lương NET) ông A thực nhận; 1,2 triệu đồng tiền bảo hiểm bắt buộc; 3,36 triệu đồng tiền nhà; 3 triệu đồng tiền thẻ hội viên sân gôn.
3. Trường hợp cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên, trong đó vừa có nguồn thu nhập nhận lương sau thuế (lương NET), vừa có nguồn thu nhập nhận lương trước thuế (lương GROSS) thì phải quy đổi nguồn thu nhập sau thuế thành nguồn thu nhập trước thuế, sau đó cộng với các nguồn thu nhập trước thuế để tính thuế TNCN.
Đối với các trường hợp cá nhân nhận lương không có thuế TNCN (lương NET), nghĩa vụ thuế do tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp thuế thay thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân đó và ghi rõ “khoản thuế TNCN tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã nộp thay”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?