Hỏi về thời hiệu Chứng minh nhân dân năm 1998 .

Xin trin bày sự việc như sau : Tôi có người bạn trong gia đình bố mẹ bạn ấy có lập Di Chúc thời điểm năm 1998 , trong di chúc có mời nhân chứng là ông A có chứng minh nhân dân được cấp vào ngày 21-02-1979 . Di Chúc trên được lập năm 1998 mà người làm chứng sử dụng chứng minh năm 1979.  Đến 19 năm , có quá hạn ? Xin cho hỏi người làm chứng trên sử dụng CMNN như vậy là có đúng thủ tục hành chính không ? Tờ Di chúc trên có còn hiệu lực pháp luật không ? Xin cảm ơn và chúc sức khoẻ Luật Sư !!!!

 1. Theo quy định pháp luật thì thời hạn sử dụng chứng minh thư là 15 năm. Qua 15 năm phải làm thủ tục cấp đổi CMND mới. Thực tiễn việc cấp đổi chứng minh khi đã hết hạn không được thực hiện triệt để. Một bộ phận không nhỏ nhân dân vẫn sử dụng CMND cấp từ những năm 70, 80... để thực hiện thủ tục hành chính. Về nguyên tắc thì có thể không chấp nhận chứng minh thư đã hết hạn sử dụng để thực hiện thủ tục tuy nhiên... hầu hết các địa phương vẫn linh động vấn đề này và chấp nhận loại giấy tờ đó. Về bản chất thì việc cấp lại CMND để tiện cho việc quản lý khi hình ảnh đã thay đổi hoặc có thể thay đổi thông tin về địa chỉ... tuy nhiên, nếu công dân vẫn sống tại một địa chỉ thì khi cấp lại CMND chỉ thay ảnh còn mọi thông tin và số CMND vẫn giữ nguyên.

          2. Đối với việc lập di chúc. Di chúc hợp pháp là được lập theo đúng hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện ý chí của chủ sở hữu tài sản để định đoạt tài sản sau khi người đó qua đời. Di chúc có thể là di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Với loại di chúc bằng văn bản có thể là có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, hoặc có thể công chứng, chứng thực. Các loại di chúc này đều hợp lệ.

Pháp luật chưa có quy định về thông tin của người làm chứng không đúng thì di chúc vô hiệu. Chỉ có quy định về quan hệ giữa người làm chứng với người lập di chúc (không được là người trong hàng thừa kế, không ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc...). Bản chất của việc làm chứng là có người có năng lực hành vi đầy đủ, không gây áp lực ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc chứng kiến việc lập di chúc - Kể cả trường hợp không có người làm chứng thì di chúc vẫn có hiệu lực. Do vậy, việc người làm chứng có thông tin đúng như trong di chúc hay không ,  CMND còn hiệu lực hay không không phải là nguyên nhân làm di chúc vô hiệu.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
178 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào