Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
1. Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định
2. Từ chối thực hiện giám định nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc giám định
3. Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định
4. Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó. Phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám định.
5. Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định
6. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
7. Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có được khôi phục mã số thuế để hoạt động không?
- VSIL là tên viết tắt của tổ chức nào? Hội Luật quốc tế Việt Nam có trụ sở chính ở tỉnh thành nào?
- Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
- Cách đặt tên trung tâm hòa giải thương mại như thế nào là đúng luật?
- Đảng viên tự hủy thẻ đảng có bị xóa tên không? Xóa tên có được xem là xử lý kỷ luật đối với đảng viên?