Tố cáo hành vi nhận tiền của Cảnh sát giao thông

Phát hiện thấy anh A - Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ nhận tiền của người vi phạm rồi cho đi mà không lập biên bản xử lý, tôi đã lên Công an thành phố tố giác hành vi của anh A. Xin hỏi việc tố giác của tôi có được coi là tố cáo hay không? Người tố cáo có được pháp luật bảo vệ không?


Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 thì  “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ”.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của ông về hành vi nhận tiền của Cảnh sát giao thông A với cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý cảnh sát giao thông A trong trường hợp trên được coi là hành vi tố cáo.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, tố cáo nói riêng và coi việc thực hiện quyền tố cáo là phương thức thể hiện dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các vi phạm pháp luật khác. Do đó, Luật Tố cáo năm 2011 đã dành hẳn 01 Chương (Chương V: từ Điều 34 đến Điều 40) để quy định về bảo vệ người tố cáo, trong đó, Điều 34 quy định phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ người tố cáo. Theo quy định này, việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt… Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.
Ngoài ra, Luật cũng xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo.
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào