Quyền định đoạt tài sản của cá nhân
Theo quy định của pháp luật , nếu cá nhân có tài sản hợp pháp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Theo Bộ luật dân sự 2005, Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 17 Bộ luật dân sự 2005).
Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (Điều 164 Bộ luật dân sự).
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, đểthừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản (Điều 197 Bộ luật dân sự).
Theo quy định trên, pháp luật không có quy định nào hạn chế quyền định đoạt tài sản của người trên 60 tuổi (nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ). Trong thực tế khi giao dịch vay vốn ngân hàng có trường hợp người con đứng tên vay nhưng cha mẹ là người thứ ba bảo lãnh bằng chính tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?