Hồ sơ và phạm vi thẩm định văn bản QPPL

Hồ sơ và phạm vi thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được quy định như thế nào?

Hồ sơ và phạm vi thẩm định văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 24 và Khoản 2, 3 Điều 38 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004:

Theo đó Dự thảo văn bản QPPL của HĐND và UBND  tỉnh phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định. Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày HĐND, UBND tỉnh họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo đến cơ quan tư pháp để thẩm định.

1. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Công văn yêu cầu thẩm định;

b) Tờ trình và dự thảo;

c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo;

d) Các tài liệu có liên quan.

2. Phạm vi thẩm định bao gồm:

a) Sự cần thiết ban hành;

b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo;

c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;

d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo nghị quyết.

Cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
178 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào