Một số điểm đáng lưu ý trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất

Một số điểm đáng lưu ý trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được quy định như thế nào?

Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết định 202/2014 về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Một số điểm đáng lưu ý trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất:

1. Bỏ 3 hình thức ghi sổ kế toán (nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung)

2. Hệ thống mẫu sổ kế toán và chứng từ kế toán không bắt buộc phải tuân thủ, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu sổ kế toán, chứng từ kế toán cho phù hợp với từng doanh nghiệp.

3. Rất nhiều nghiệp vụ hạch toán thay đổi: Thay đổi số hiệu TK hạch toán, thay đổi quan điểm ghi nhận giao dịch. Ví dụ bổ một số TK 129, 139, 142, 144, 223, 311, 315, 342, 415, 512, 531, 532, … đổi tên TK 344, thêm TK 1534, 1557, …, một số tên gọi tài khoản thay đổi, khi hạch toán không quan niệm TK ngắn hạn hay dài hạn, chỉ khi lập BCTC mới quan tâm đến tài sản ngắn hạn và dài hạn.

4. BCTC hợp nhất là một phần của chế độ kế toán doanh nghiệp.

5. Chia cổ tức dựa trên BCTC hợp nhất, không dựa trên BCTC công ty mẹ.

6. Một số tình huống hợp nhất BCTC được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là hợp nhất BC lưu chuyển tiền tệ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
299 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào