Bán hàng gì mà không cần đăng ký kinh doanh?

Khi bán các sản phẩm do gia đình tự sản xuất (chẳng hạn mật ong, xà phòng, may túi xách...) tôi có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế không? Để người mua biết được thông tin sản phẩm cũng như cách liên lạc với gia đình, tôi dự định in nhãn mác. Xin hỏi chúng tôi có phải xin phép cơ quan nào không? Có cần đăng ký kinh doanh hộ gia đình không?

Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp:

“Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”.

Đối chiếu quy định trên với trường hợp của gia đình bạn, nếu gia đình bạn chỉ bán với quy mô nhỏ lẻ và thu nhập thấp thì không cần phải đăng ký kinh doanh. Mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Trong trường hợp việc kinh doanh cho thu nhập cao hơn mức thu nhập thấp vừa nêu và sử dụng dưới 10 lao động, gia đình bạn phải đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh hộ gia đình. Nếu sử dụng trên 10 lao động, gia đình bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Về việc đăng ký nhãn hiệu: Khoản 1 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”.

Căn cứ theo quy định này, việc đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất là quyền của cá nhân, tổ chức. Do đó, khi làm nhãn hiệu dán lên các sản phẩm mật ong, bạn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 11 và 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy định về nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

- Tên hàng hoá;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

- Xuất xứ hàng hoá.

- Định lượng;

- Ngày sản xuất;

- Hạn sử dụng;

- Thành phần hoặc thành phần định lượng;

- Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào