Về chương trình cứng hóa kênh mương

Chương trình giảm gánh nặng cho nông dân, giảm sự đóng góp, tiếp tục thực hiện chương trình cứng hóa kênh mương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường công tác quản lý về giá cả, chất lượng giống, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông dân.

Để giảm bớt gánh nặng cho nông dân nhất là các khoản đóng góp của dân, UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ có chính sách bảo hộ cho vùng trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo với các tỉnh ngày 18/6/2007, thống nhất đề nghị Chính phủ xóa bỏ một số khoản thu hiện hành như: Đăng ký khai sinh, giấy kết hôn, cấp mới hộ khẩu thường trú, cấp lại giấy khai sinh, xác nhận hộ khẩu, cấp đổi hộ khẩu, đăng ký hộ khẩu thường trú, khai tử, cấp giấy chứng minh nhân dân, chứng nhận hồ sơ đi học, đi làm; xác nhận hộ tịch; đăng ký tạm trú, tạm vắng; miễn thủy lợi phí, giảm tỷ lệ vốn đối ứng của chương trình nước sạch … Đồng thời, ngay từ năm 2006, UBND tỉnh quyết định miễn giảm 50% thủy lợi vụ mùa, 100% thủy lợi phí vụ đông năm 2006. Năm 2007, UBND tỉnh sẽ tiếp tục miễn giảm thủy lợi phí như năm 2006. Về đầu tư hỗ trợ nông nghiệp, nông dân: hàng năm kế hoạch của tỉnh, của Bộ Nông nghiệp PTNT đã tăng mức hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn thuộc các chương trình là xây dựng đê biển, đê sông, chương trình xây dựng kè chống sạt lở; Các chương trình mục tiêu Quốc gia: trồng rừng, nước sạch, di dân; Chương trình khuyến nông, đào tạo nghề cho nông dân; Các dự án nạo vét kênh mương đầu mối, cống dưới đê; Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Các chương trình giống, phòng chống dịch bệnh … tổng mức đầu tư cho nông dân, nông nghiệp trong tỉnh năm sau đều cao hơn năm trước. Về chương trình kiên cố hóa kênh mương, ngành Nông nghiệp đã triển khai lập dự án kiên cố kênh mương cho các huyện, thành phố với chiều dài 1.594km, trong đó kênh loại II là 113km, kênh loại III là 1.487km, tổng kinh phí để hoàn thành là 750 tỷ đồng. Do nguồn vốn đầu tư cho chương trình được HĐND tỉnh quyết định hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ đề ra nên trong 5 năm 2000-2006 (năm 2003 tỉnh không đầu tư) mới thực hiện kiên cố hóa kênh mương được 550,3km, đạt 34% kế hoạch. Để hoàn thành chương trình trước năm 2010, hàng năm các nguồn vốn đầu tư từ 100-150 tỷ đồng/năm, đầu tư trọng tâm, ưu tiên cho các dự án phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung để nâng cao hiệu quả của chương trình. - Nước dùng trong sinh hoạt ở nhiều địa phương khan hiếm, chất lượng nước không đảm bảo, kế hoạch mở rộng, đầu tư cho chương trình nước sạch nông thôn ở những địa phương gặp khó khăn về nguồn nước. Hết năm 2006, toàn tỉnh đạt khoảng 64% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. Hiện tại trong tỉnh đang có 2 nguồn vốn đầu tư cho chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là vốn ODA với quy định vốn đối ứng 10%, vốn chương trình môi trường quốc gia do Bộ NN và PTNT đầu tư hàng năm với quy định vốn đối ứng là 10%. Việc triển khai các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn diễn ra chậm là ở những cơ sở còn gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, tỉnh đã quyết định huy động nguồn lực của dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đặc biệt ưu tiên cho các xã gặp nhiều khó khăn về nguồn nước và các xã làng nghề có lượng chất thải độc hại thải ra.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
369 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào