Quy trình đăng ký tham gia tổ chức công đoàn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo quy định tại Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, Công đoàn cơ sở được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người Việt Nam, khi có đủ hai điều kiện sau: (1) Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; (2) Có tư cách pháp nhân.
1. Về quy trình thành lập Công đoàn cơ sở:
Theo Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI, quy trình thành lập công đoàn cơ sở gồm 3 bước sau:
Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):
+ Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
+ Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
+ Ban vận đông có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Bước 2. Tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:
-Nội dung hội nghị gồm:
+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở;
+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở;
+ Bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
-Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá ½ so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (LĐLĐ cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập công đoàn cơ sở.
- Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.
- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sơ quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;
+ Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở;
+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Để được hướng dẫn cụ thể xin mời liên hệ: Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (qua Ban Tổ chức).
Địa chỉ: Số 91, Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033.3518894; Email: [email protected].
(Theo Công văn số 172/LĐLĐ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?