Tiền lương và phụ cấp lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội năm 2016.

Mấy ngày gần đây tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng có nói về luật đóng bảo hiểm xã hội mới áp dụng vào ngày 1/1/2016 như sau: - tiền đóng bảo hiểm = (lương cơ bản + tất cả khoảng phụ cấp)*32.5% Hỏi: - Các khoảng phụ cấp sẽ bao gồm các khoảng nào? - Công ty tôi ngoài các khoảng phụ cấp còn thêm khoảng lương theo doanh thu (làm được nhiều thì hưởng nhiều), và khoảng lương theo doanh thu này sẽ thay đổi theo từng tháng tùy thuộc vào công việc. Vậy khoảng lương theo doanh thu có thuộc diện phải đóng bảo hiểm theo luật mới không? Rất mong sớm nhận được thư trả lời của Quý Đơn vị để Công ty tôi áp dụng cho đúng với luật định Trân trọng!

Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 quy định:  Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Khoản 1 và Khoản 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức lương và phụ cấp lương như sau:

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Trên đây là một số quy định về tiền lương và phụ cấp lương đóng BHXH từ 01/01/2016. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và BHXH Việt Nam có văn bản quy định bổ sung và hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn, BHXH thành phố sẽ triển khai đến các cơ quan, đơn vị để thực hiện.

Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty tạm ngừng hoạt động do khó khăn có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc trong thời gian tạm dừng đóng BHXH thì công ty có phải đóng bù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Gộp sổ BHXH mất bao lâu? Thời hạn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, có bắt buộc sử dụng VssID khi đóng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được nợ tiền bảo hiểm xã hội không? Được nợ trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được đóng bù bảo hiểm xã hội khi công ty không báo tăng lao động với cơ quan BHXH không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công văn giải trình không tham gia BHXH mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử từ ngày 01/01/2026?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào