Lắp đặt hệ thống Sprinkler tự động
1. Đối với câu hỏi thứ nhất được trả lời như sau: Do độc giả chưa cung cấp đầy đủ thông tin về tổng mặt bằng, khoảng cách giữa các hạng mục công trình trong công ty, nên Cảnh sát PC&CC tỉnh Đồng Nai chưa thể xác định được quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ, hạng sản xuất của các hạng mục công trình. Đồng thời các nhà xưởng này đã được thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC từ trước năm 2009 nhưng độc giả không cung cấp nội dung yêu cầu kèm theo của cơ quan Cảnh sát PC&CC trong hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đối với công ty của độc giả do cơ quan Cảnh sát PC&CC tỉnh Bình Dương cấp. Do vậy, Cảnh sát PC&CC tỉnh Đồng Nai chưa thể trả lời cụ thể các hạng mục nhà xưởng của công ty độc giả có phải lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler hay không.
Tuy nhiên, qua sơ bộ Cảnh sát PC&CC tỉnh Đồng Nai có thể trả lời ý kiến thắc mắc của độc giả như sau:
Đối với các công trình được xây dựng từ trước năm 2009, việc trang bị, lắp đặt hệ thống, phương tiện PCCC được quy định tại TCVN 3890:1984; Các công trình được xây dựng sau năm 2009 đến nay, việc trang bị, lắp đặt hệ thống, phương tiện PCCC được quy định tại TCVN 3890:2009 (thay thế cho TCVN 3890:1984), trong 02 tiêu chuẩn này quy định cụ thể các nhà, công trình với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ như thế nào phải được trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động.
Việc cơ quan Cảnh sát PC&CC tỉnh Bình Dương có kiến nghị lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động cho các nhà xưởng là nhằm đảm bảo hơn nữa công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở và cũng là để bảo vệ chính tài sản của công ty khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Trường hợp công ty của độc giả đã được cơ quan Cảnh sát PCCC kiến nghị nhiều lần bằng văn bản về việc phải lắp đặt hệ thống Sprinkler cho các hạng mục kho, xưởng và đã được các bên thống nhất đồng ý trong nội dung biên bản kiểm tra an toàn PCCC định kỳ. Đối với trường hợp này nếu công ty không thực hiện hoặc không có văn bản giải trình đến cơ quan Cảnh sát PC&CC Bình Dương thì có thể bị lập biên bản vi phạm hành chính tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
2. Đối với câu hỏi thứ hai được trả lời như sau:
Việc trang bị, bố trí bình chữa cháy xách tay được quy định tại Điều 5.1 - TCVN 3890:2009 “ Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”. Số lượng bình chữa cháy được trang bị, bố trí cho từng khu vực được tính toán dựa trên tính mức nguy hiểm cháy nổ của khu vực đó và khoảng cách di chuyển xa nhất đến vị trí bình chữa cháy cháy xách tay. Do đó khi tính toán số lượng bình chữa cháy xách tay để trang bị trong công ty thì độc giả cần xét riêng tính chất nguy hiểm cháy, nổ cho từng khu vực xưởng, khu vực văn phòng … để trang bị, bố trí các phương tiện chữa cháy tại chỗ đảm bảo theo quy định (Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2)
Để hiểu và thực hiện tốt hơn nữa công tác PCCC tại công ty, đề nghị độc giả liên hệ trực tiếp với cơ quan hướng dẫn về phòng cháy của Cảnh sát PC&CC tỉnh Bình Dương để được giải thích, hướng dẫn trực tiếp việc trang bị, lắp đặt hệ thống, phương tiện PCCC đảm bảo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?