Tôi xin hỏi về việc nâng hạng thương tật của thương binh
Tại văn bản số 2141/LĐTBXH-NCC ngày 19/6/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giám định thương tật đối với những trường hợp đặc biệt quy định: Không tái giám định những trường hợp mà Hội đồng Giám định y khoa đã kết luận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn. Tuy nhiên đối với các trường hợp vết thương tái phát đặc biệt: Vết thương sọ não bị khuyết hộp sọ gây biến chứng rối loạn tâm thần; vết thương cột sống sau khi giám định mới biến chứng gây liệt 1/2 người; các vết thương vào tay, chân và các bộ phận khác, sau giám định mới tái phát phải phẫu thuật cắt bỏ một phần thì được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin giám định lại thương tật.
- Bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Trường hợp nào phải phẫu thuật thì kèm theo phiếu phẫu thuật.
- Bản trích lục thương tật.
- Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao Cục Người có công thẩm định. Trường hợp nào đủ điều kiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đi giám định.
Đối chiếu với các quy định trên trường hợp của ông hỏi chưa đủ điều kiện để lập hồ sơ xin giám định lại thương tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?