Chức danh nghề, công việc nặng nhọ,c độc hại.
Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội quy định kiện hưởng lương hưu như sau:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Chức danh nghề mà Bạn đã làm có được tính là nghề nặng nhọc độc hại hay không phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể và căn cứ vào chức danh nghề đã được ghi nhận trong sổ bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tra cứu để xem chức danh nghề của Bạn có thuộc nặng nhọc hay không tại danh mục nghề nặng nhọc độc hại trong chuyên mục Thông tin cần biết đăng tải trên Website này.
Sau khi tra cứu, nếu đúng chức danh nghề mà Bạn đã làm việc thuộc nghề nặng nhọc mà sổ BHXH chưa ghi nhận thì Bạn đề nghị đơn vị làm thủ tục điều chỉnh chức danh nghề cho Bạn gửi đến cơ quan BHXH để xem xét giải quyết trước khi giải quyết chế độ hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?