Con cái bị cha mẹ từ có bị tước quyền thừa kế theo pháp luật?
Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Căn cứ Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Bạn là con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định nêu trên Bạn hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế nếu Bạn không thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định pháp luật.
Hiện nay pháp luật Việt Nam không tước quyền thừa kế theo pháp luật của người con trong trường hợp cha mẹ từ con.
Tóm lại, trường hợp của Bạn chỉ vì mâu thuẫn với gia đình và dọn ra ngoài sống riêng dẫn đến việc cha mẹ tuyên bố từ mặt mà không rơi vào các trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật kể trên, thì cha mẹ mất không để lại di chúc Bạn vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?
- Hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến dữ liệu từ 01/07/2025?
- Phân cấp của đầu phát hiện khói công nghệ hút của hệ thống báo cháy theo TCVN 7568-20:2016 (ISO 7240-20:2010)?
- Thí sinh tự do năm 2025 thi tốt nghiệp THPT chương trình cũ hay mới?