Giải quyết việc chia di sản thừa kế khi có tranh chấp

Ông bà nội tôi có 7 người con, ba tôi thứ 6 và có một miếng đất thổ cư ngang 27m - dài 60m. Năm 1990 ông bà nội tôi cho bác thứ 4 phần đất chiều ngang 9m - dài 60m, bác tôi sử dụng ổn định và đã được cấp sổ đỏ. Còn lại chiều ngang 18m - dài 60m (đến nay chưa có sổ đỏ), ông nội cho cha tôi 9m - dài 60m, phần giữa chiều ngang 9m - 60m làm phủ thờ dự định cho chú út ở chung với ông bà nội. Nhưng sau đó chú út tôi bỏ nhà đi nên cha mẹ tôi mới ở chung phụng dưỡng ông bà nội từ năm 1990 đến lúc ông bà nội tôi mất (ông nội mất năm 1995, bà nội mất năm 2008). Năm 1992, chú út tôi quay về cất nhà ở trên phần đất ông nội cho cha tôi đến nay (ngang 6m - dài 20m). Nay chú út khởi kiện cha tôi yêu cầu chia hai phần đất chưa có sổ đỏ (ngang 18m - dài 60m). Cha tôi không đồng ý, chỉ cho ông phần diện tích đang ở chiều ngang 6m - dài 20m, vì phần đất còn lại cha tôi đã ở chung với ông bà nội, sử dụng ổn định cất nhà trồng cây và đào ao nuôi cá từ năm 1990 đến nay. Theo tôi được biết, nếu đất sử dụng ổn định lâu dài từ trước ngày 15-10-1993 thì được công nhận quyền sử dụng đất. Xin hỏi, trong trường hợp này cha tôi có được công nhận quyền sử dụng hết phần đất trên (trừ phần chú út đang ở)? Nếu không thì có phải chia thừa kế không, nếu có thì cách chia như thế nào? Xin nói thêm, các chú bác khác không tranh chấp vì đã có tài sản khác do ông bà nội chia trước đây.

Về việc chia thừa kế, đối với vụ kiện chia thừa kế, Tòa án thụ lý vụ kiện sẽ xác định di sản thừa kế của người chết để lại bao gồm những loại tài sản nào.

Đối với di sản là nhà đất, ngoài việc xem xét chứng cứ do các bên liên quan đưa ra, Tòa án sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ trên các hồ sơ, kê khai của chủ sở hữu và chủ sử dụng đất để xác định ông/bà nội của ông/bà có quyền sử dụng bao nhiêu m2 đất và bao nhiêu căn nhà.

Khi đã xác định được di sản của người qua đời, Tòa án sẽ chia đều di sản thừa kế mà ông/bà nội của ông/bà đã tạo lập được khi còn sống để chia đều cho các con (không phân biệt những người con khác đã được cho nhà đất trước đó).

Trong trường hợp cha, mẹ của ông/bà có đóng góp tạo dựng nhà - đất vào phần di sản của ông/bà nội, thì cha mẹ của ông/bà có nghĩa vụ phải chứng minh, và cung cấp các chứng cứ, tài liệu đó, cùng đơn yêu cầu cho Tòa án. Nếu các anh chị em hay Tòa án đồng ý, thì khi chia di sản thừa kế, Tòa án sẽ trừ đi phần tài sản mà cha mẹ của ông/bà đã đóng góp.

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng nam có được quyền chia tài sản thừa kế của cha, mẹ khi không để lại di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế là gì? Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi ngược đãi người để lại di sản thì có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cháu có được hưởng di sản thừa kế của cô ruột không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào con không được hưởng thừa kế nhà đất từ cha, mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể thay đổi quyết định từ chối nhận di sản thừa kế được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con riêng xuất hiện thì có phải chia lại di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ lấy chồng khác khi chồng cũ chết thì có được nhận di sản thừa kế theo pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào