Nghỉ hưu trước tuổi

Những NLĐ thuộc diện tinh giảm biên chế nhưng chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi, nếu được giải quyết theo chế độ thôi việc thì được hưởng những chính sách gì?

 Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/1/2015; các chế độ, chính sách được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021), chính sách thôi việc đối với những người thuộc diện tinh giảm biên chế được quy định cụ thể như sau: 1. Chính sách thôi việc ngay Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: a) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH. 2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau: a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng BHXH, BHYT trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 6 tháng; b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóahọc nghề tối đa là 6 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề; c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm; d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH; đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm. 3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng BHXH và cấp sổ BHXH hoặc nhận trợ cấp BHXH một lần theo quy định của Luật BHXH; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
284 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào