Tin nhắn có là bằng chứng khởi kiện người khác?
Hoà giải là biện pháp giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên có tranh chấp thông qua việc các bên tự dàn xếp, thương lượng với nhau hoặc có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Đây là hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất đối với các quan hệ dân sự. Điều 12 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”. Như vậy, hoà giải là khái niệm thường dùng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, và là căn cứ để tòa án (hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Khi tòa án giải quyết các vụ án dân sự, nếu các bên đã tự thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết tranh chấp, Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì các bên không có quyền khởi kiện để đề nghị tòa án giải quyết lại tranh chấp đó.
Trong trường hợp bạn nêu, bạn đã gặp, xin lỗi vợ chồng người hàng xóm, các bên đã tự thoả thuận, hòa giải với nhau về bất đồng phát sinh giữa hai bên, song lại không có người nào làm chứng nên khó có thể coi việc các bên tự thỏa thuận, hòa giải là tình tiết chứng minh bạn đã giải quyết xong mâu thuẫn, trừ trường hợp bạn có chứng cứ chứng minh cho việc xác lập thoả thuận đó (ví dụ như băng ghi âm). Mặc dù vậy, việc thỏa thuận này cũng không có mấy ý nghĩa vì về mặt pháp luật, khó có cơ sở để xử lý hành vi mà bạn đã thực hiện.
Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội "Làm nhục người khác" như sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội làm nhục người khác phải có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác mới cấu thành tội phạm. Hành vi nhắn tin trêu chọc người đó, nói với anh ta là tôi và vợ anh từng sống chung, nói anh ta là kẻ “đổ vỏ ốc” dù có gây bức xúc, căm tức cho người bị trêu chọc nhưng chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự theo quy định tại điều 121 nên không thể có việc “kiện cho đi tù” như người hàng xóm đã đe dọa bạn.
Mặc dù vậy, hành vi làm nhục người khác khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” có thể bị “ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng".
Tuy nhiên, theo Điểm a, khoản 1, Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là một năm (trừ một số trường hợp khác). Như vậy, từ ngày bạn gửi tin nhắn tới người hàng xóm đến nay đã hơn một năm nên cũng đã hết thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính với bạn về hành vi “nhắn tin trêu chọc” người hàng xóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?