“Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn” (khoản 1 Điều 13).
"Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác” (khoản 2 Điều 15);
“Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ…” (Điều 24).
Hình ảnh do anh cung cấp cho thấy có đèn giao thông, nhưng trong thư, anh không cung cấp thông tin. Chúng tôi tạm giả thiết, tại thời điểm xảy ra tai nạn, đèn giao thông báo hiệu cả hai xe đều được phép đi. Anh đã quay đầu xe để đi vào làn đường của chiều ngược lại, ngay sau đó anh tiếp tục chuyển hướng sang làn đường (cùng chiều) phía bên phải, sau đó xảy ra tai nạn.
Theo quy định, anh được phép quay đầu xe nhưng phải tuân thủ đúng quy định về chuyển hướng xe. Cụ thể, khi quay đầu xe anh có trách nhiệm “chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác”, khi chuyển làn đường anh có trách nhiệm “có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”.
Người điều khiển xe mô tô đã không giảm tốc độ khi tới nơi giao cắt (hình ảnh anh cung cấp cho thấy chiều đường xe mô tô đi có biển cảnh báo đường giao nhau) dẫn đến tai nạn. Trong khi đó, theo quy định thì người này có trách nhiệm: “phải cho xe giảm tốc độ…”.
Như vậy, tai nạn xảy ra có lỗi của cả hai bên. Ý kiến của CSGT như anh nêu là chưa chính xác.