Chấm dứt hợp đồng vì thay đổi cơ cấu

Em là nhân viên phòng mua hàng. Vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức, ban giám đốc Cty quyết định “xóa sổ” phòng mua hàng và lập ra một phòng ban khác với tên gọi “supply chain”. Những cá nhân làm ở phòng mua hàng sẽ bị chấm dứt hợp đồng và tùy trường hợp sẽ được thuyên chuyển sang nơi khác làm. Theo Luật Lao động, nếu Cty tái cơ cấu thì Cty phải 5-12.2013, từ 1.1.2014 đến nay em có hợp đồng không xáđào tạo huấn luyện lại nhân viên để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Trường hợp của em, em làm cộng tác viên từ tháng c định thời hạn thì mức bồi thường là bao nhiêu? Theo luật, NLĐ được hưởng bồi thường theo luật bao gồm trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm hay chỉ một trong hai?

Khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm: “10. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”. Như vậy, trường hợp “đơn phương chấm dứt HĐLĐ” và trường hợp “cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế” là hai trường hợp khác nhau.

Điều 38 BLLĐ 2012 này không dùng để điều chỉnh trường hợp “cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế”.

Ở trường hợp của bạn, do công ty tiến hành giải thể bộ phận, thành lập bộ phận mới, nghĩa là có sự thay đổi cơ cấu công ty. Do đó, công ty phải tuân thủ theo quy định tại Điều 44 BLLĐ 2012: “1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ, thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”.

Theo đó, NSDLĐ phải có phương án sử dụng lao động và ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng. Trong phương án sử dụng lao động phải xác định rõ:

“a) Danh sách và số lượng NLĐ tiếp tục được sử dụng, NLĐ đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng NLĐ nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng NLĐ được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; NLĐ phải chấm dứt HĐLĐ;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.” (Điều 46 BLLĐ 2012).

Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 BLLĐ 2012 như sau:

“Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.”

Ngoài ra, NSDLĐ còn phải tuân thủ quy định của các khoản 2, 3 Điều 47 BLLĐ 2012 khi chấm dứt HĐLĐ:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của NLĐ.”

Đối với hợp đồng cộng tác viên, căn cứ vào hợp đồng cộng tác viên để giải quyết quyền lợi liên quan đến chấm dứt hợp đồng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
297 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào