Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây:
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;
Về trình tự thực hiện theo khoản 2 điều 44 Bộ luật Lao Động 2012:
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Đối với bạn đã làm việc tại Công ty 12 năm thì được nhận trợ cấp mất việc làm mỗi năm làm việc 1 tháng tiền lương.
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.
Nếu bạn không đồng ý với quyết định đơn phương chấm dứt thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải. Thời hiệu khởi kiện tại tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm.