Thời gian tập sự của công chức
Chế độ tập sự được quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó:“1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.”
Nội dung tập sự bao gồm: Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Mục đích của chế độ tập sự là dành một khoảng thời gian để người được tuyển dụng làm quen với môi trường, làm quen với công việc, xử lý công việc hiệu quả nhất sau khi được tuyển dụng chính thức. Vì vậy, để được miễn chế độ tập sự, người được tuyển dụng phải đáp ứng đủ 2 điều kiện đặt ra tại Điều 12 Thông tư 13/2010/TT-BNV.
1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù bạn đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lớn hơn thời gian tập sự, tuy nhiên:
- Trong thời gian làm chuyên viên văn phòng - thống kê (biên chế chính thức) tại UBND, đóng BHXH theo hệ số lương 2.34 (11 tháng); bạn không làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng (ngạch chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH );
- Thời gian làm việc theo hợp đồng chờ thi tuyển tại Văn phòng Đoàn ĐBQH (đóng BHXH theo hệ số lương 2.34, được phân công nhiệm vụ đúng với vị trí việc làm đang tập sự (09 tháng) lại không tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng.
Như vậy, căn cứ quy định trên bạn không đáp ứng đủ 2 điều kiện để được miễn chế độ tập sự.
Chế độ tập sự được quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó:“1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.”
Nội dung tập sự bao gồm: Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Mục đích của chế độ tập sự là dành một khoảng thời gian để người được tuyển dụng làm quen với môi trường, làm quen với công việc, xử lý công việc hiệu quả nhất sau khi được tuyển dụng chính thức. Vì vậy, để được miễn chế độ tập sự, người được tuyển dụng phải đáp ứng đủ 2 điều kiện đặt ra tại Điều 12 Thông tư 13/2010/TT-BNV.
1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù bạn đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lớn hơn thời gian tập sự, tuy nhiên:
- Trong thời gian làm chuyên viên văn phòng - thống kê (biên chế chính thức) tại UBND, đóng BHXH theo hệ số lương 2.34 (11 tháng); bạn không làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng (ngạch chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH );
- Thời gian làm việc theo hợp đồng chờ thi tuyển tại Văn phòng Đoàn ĐBQH (đóng BHXH theo hệ số lương 2.34, được phân công nhiệm vụ đúng với vị trí việc làm đang tập sự (09 tháng) lại không tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng.
Như vậy, căn cứ quy định trên bạn không đáp ứng đủ 2 điều kiện để được miễn chế độ tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?