Trách nhiệm hoàn trả nợ vay
- Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
Điều 474 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Theo quy định về hợp đồng vay, khi đến thời hạn trả nợ thì bên vay phải trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng.
- Về lãi suất cho vay:
Theo Điều 476 BLDS, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có vay tiền với lãi suất 7%/tháng. Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cho vay mua nhà là 0,9%/tháng mà các bên vay mượn với nhau cũng cùng mục đích đó mà lãi suất 7%/tháng là nặng lãi (vì vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng). Nếu vụ việc được đưa ra cơ quan pháp luật xử lý thì cơ quan pháp luật sẽ áp dụng quy định trên đây (nghĩa là buộc các bên thanh toán với nhau lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng).
- Về xử lý tài sản thế chấp, Điều 336 BLDS quy định: Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.
Như vậy, ngôi nhà là tài sản thế chấp sẽ được thỏa thuận hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, vụ việc đã được Tòa thụ lý do đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để 2 bên thương lượng và thống nhất về cách thức tiến hành trả nợ.
- Hòa giải trong tố tụng dân sự: Điều 180 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định nguyên tắc tiến hành hoà giải:
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này.
2. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Như vậy, trong quá trình diễn ra vụ kiện sẽ có giai đoạn hòa giải, bạn và gia đình có thể trình bày nguyện vọng trả nợ dần thông qua sự thỏa thuận giữa các bên có thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Nếu hai bên thỏa thuận được, thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?