Hợp đồng do người không được ủy quyền ký có hiệu lực?

Công ty tôi nhận được yêu cầu đề nghị thanh toán hợp đồng do khách hàng gửi tới. Khi kiểm tra lại thì thấy, các hợp đồng này đã được phó giám đốc ký trong thời gian giám đốc đi vắng, nhưng không có ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền của giám đốc. Như vậy, những hợp đồng như vậy có hiệu lực không, trách nhiệm của các bên như thế nào (Đinh Tuyết Mai, Hà Đông, Hà Nội).

 

Theo những thông tin anh (chị) cung cấp, thì những hợp đồng của công ty anh (chị) đã được xác lập, thực hiện bởi người không có quyền đại diện hoặc người đại diện vượt quá phạm vi đại diện. Các hợp đồng này vẫn có hiệu lực pháp luật (không bị vô hiệu) nếu vẫn đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, căn cứ các quy định tại Điều 145, 146 Bộ luật dân sự, đối với những hợp đồng được xác lập thực hiện trong trường hợp này sẽ có hậu quả pháp lý như sau:

1. Trường hợp hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.

Hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

2. Trường hợp hợp đồng do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

Hợp đồng do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.

Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
297 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào