Thay thế tạm giam bằng bảo lãnh

Em tôi bị cơ quan công an bắt vì trộm cắp tài sản của người khác, hiện nay đang tạm giam. Đề nghị chuyên mục tư vấn, gia đình có thể xin cho em tôi tại ngoại để chờ xét xử được không (Nguyễn Nhân, Email: ngocnhan787@gmail.com).

 

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS), căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp biện pháp ngăn chặn khác thay thế biện pháp tạm giam như bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Điều 92 BLTTHS quy định: Biện pháp bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được thay thế biện pháp tạm giam do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ, phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và phải có ít nhất hai người. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình, việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ cam đoan và bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

Điều 93 BLTTHS quy định: Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo. Trong trường hợp bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền hoặc tài sản đã đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước và bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
179 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào