Hoa lợi, lợi tức và quyền định đoạt tài sản riêng trong hôn nhân
Thực tế ta vẫn áp dụng đúng nguyên tắc trên. Chỉ đối với tài sản riêng thì là của riêng ai thì người đó có quyền sử dụng và định đoạt. Bên cạnh đó cũng có vài trường hợp đặc biệt chúng ta cần lưu ý.
Tài sản riêng của chồng (vợ) mà có hoa lợi, lợi tức (là các khoản thu được từ việc khai thác tài sản) thì khoản thu được đó là của chung , Căn cứ Điều 33 Luật HNGĐ.
Còn việc định đoạt tài sản riêng thì sao?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi thực hiện việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu của 1 cá nhân nên người đó có quyền tự mình định đoạt. Song nếu tài sản đó là bất động sản mà là bất động sản đang được sử dụng cho việc sinh sống của hai vợ chồng, khi đó người chồng (vợ) sở hữu bất động sản đó có quyền bán song phải đảm bảo chỗ ở cho người còn lại. Căn cứ Điều 31 Luật HNGĐ.
Trong trường hợp tài sản riêng của chồng (vợ) mà có khoản hoa lợi, lợi tức là nguồn thu nhập chính chính của hai vợ chồng thì việc định đoạt tài sản đó bị hạn chế. Đặc biệt trong trường hợp muốn bán tài sản đó thì phải được sự đồng ý của vợ (chồng). Căn cứ Điều 44 Luật HNGĐ.
Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép vợ chồng có quyền sở hữu tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, và do đó họ phải có nghĩa vụ riêng về tài sản. Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng; Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn tạo cơ hội cho vợ chồng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?