Thủ tục xác nhận khi đổi sang chứng minh nhân dân 12 số?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo điểm d khoản 1, Điều 5, Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân (Nghị định 05/1999/NĐ-CP), "chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được” thuộc trường hợp phải làm thủ tục đổi. Như vậy, số chứng minh nhân dân của bạn bị mờ, không thể đọc được thì thuộc trường hợp này.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, thủ tục đổi chứng minh nhân dân của bạn như sau:
- Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi chứng minh nhân dân.
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
- Chụp ảnh;
- In vân tay hai ngón trỏ;
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
- Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.
Về thời hạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17/09/2013 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân: “Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục..., cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất. Thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi...”. Như vậy, sau khi hoàn tất giấy tờ và làm xong thủ tục thì trong thời hạn 7 ngày bạn sẽ nhận được chứng minh nhân dân mới.
Để chứng minh số chứng minh nhân dân cũ và mới là của một người, để giảm phiền hà cho người dân và giảm tải công việc cho lực lượng làm nhiệm vụ cấp chứng minh nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BCA ngày 29/4/2014 quy định sẽ cắt góc Chứng minh nhân dân cũ (loại 9 số) để trả lại cho người dân. Những chứng minh nhân dân cũ, bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý nhưng nó sẽ thay thế giấy xác nhận, chứng minh rằng số chứng minh nhân dân loại 9 số và 12 số của công dân là một.
Cụ thể: Khi công dân đến đổi, cán bộ làm thủ tục có trách nhiệm thu chứng minh nhân dân 9 số, sau đó tiến hành theo 2 trường hợp. Một là, nếu còn rõ nét (ảnh, số chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Hai là, nếu chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ, trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục và cấp giấy xác nhận số cho công dân. Ngoài ra, nếu người dân có yêu cầu, cơ quan công an vẫn có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho người dân đó.
Như vậy, khi làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân (12 số), bạn chỉ cần xuất trình bản cũ (9 số). Công an quận sau khi tiếp nhận, xem xét và cấp chứng minh nhân dân mới sẽ đồng thời cắt góc bản cũ và trả lại cho bạn để thuận tiện cho việc xác nhận trong các giao dịch có liên quan. Ngoài ra, nếu cần thiết bạn có thể yêu cầu cơ quan công an cấp giấy xác nhận 2 số chứng minh nhân dân đó là một.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?