Phó giáo sư, Giáo sư thuộc đối tượng được kéo dài thời gian công tác
Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 không áp dụng đối với đối tượng là viên chức. Điều 85, Luật Cán bộ, công chức ghi: "Các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải cán bộ, công chức quy định tại Luật này được tiếp tục thực hiện cho đến khi ban hành Luật viên chức".
Do đó, đối với viên chức sẽ tiếp tục được thực hiện theo Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính phủ quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu và Thông tư số 19/2001/TT-BTCCBCP ngày 25/4/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2000/NĐ-CP.
Theo Thông tư số 19/2001/TT-BTCCBCP nêu trên, một trong những nhóm đối tượng được kéo dài thời gian công tác gồm: Những người có học vị tiến sỹ khoa học; Những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy theo đúng chuyên ngành ở Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, các Viện, Học viện và các Trường Đại học...
Thời gian công tác kéo dài thêm của các đối tượng trên được thực hiện từ 1 năm đến không quá 5 năm. Hàng năm lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm xem xét lại nhu cầu thực sự của cơ quan và sức khỏe của cán bộ để quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để cán bộ có yêu cầu và đủ điều kiện tiếp tục kéo dài thêm thời gian công tác...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?