Về phạm vi áp dụng quy định ghi nhãn hàng hóa
Trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước và kiểm tra, kiểm soát thị trường, các lực lượng chức năng trong đó có lực lượng Quản lý thị trường căn cứ vào một số quy định của Nhà nước và Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Liên quan tới câu hỏi của công dân Lê Trung Chánh, Bộ Công Thương cho biết, theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 29 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa trên phạm vi cả nước.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ghi nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 6/4/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan chuyên ngành, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng... Trong đó chú ý một số quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP:
Điều 5: Hàng hóa phải ghi nhãn
1. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2,3 và 4 Điều này.
2. Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn:
a). Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b). Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người tiêu dùng.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không; hàng hóa do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hóa trong các trường hợp quy định tại khoản này.
Khoản 6 Điều 3:
6. "Lưu thông hàng hóa" là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa cửa khẩu về kho lưu giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo Nghị định 08?
- Quy hoạch chi tiết 1/500 không triển khai trong thời gian bao lâu thì bị điều chỉnh?
- Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành?
- Để nâng hạng giấy phép lái xe quân sự từ hạng D1 lên hạng D cần thời gian lái xe bao lâu?