BHXH dành cho phụ nữ mang thai
Luật BHXH quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội và quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Từ tháng 01/2016 theo Luật BHXH, người lao động sinh con nộp bản sao giấy khai sinh cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết. Như vậy, việc giải quyết trợ cấp thai sản hay không là trách nhiệm của cơ quan BHXH chứ không phải của đơn vị. Đơn vị chỉ có trách nhiệm tập hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan BHXH. Ngoài ra, cũng theo quy định của Luật BHXH thì thời gian nghỉ thai sản cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH nhưng thời gian đó vẫn được xem là có đóng BHXH (vì quỹ BHXH đóng thay). Theo thông tin, bà tham gia bảo hiểm xã hội được 02 năm 09 tháng, nghỉ hưởng chế độ thai sản từ tháng 08/2014 đến 01/2015 (thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội), tháng 02/2015 tiếp tục làm việc, đến tháng 10/2015 sinh con lần 2. Đối chiếu quy định nêu trên bà đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con lần 2./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?