Hỏi về cộng thêm thời gian đóng bảo hiểm
Theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc: quân nhân phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế… mà không hưởng chế độ trợ cấp theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với thời gian tham gia quân đội thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH. Trường hợp người lao động có thời gian tham gia quân đội xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành trước 15/12/1993, sau đó làm việc tại cơ quan, đơn vị, xí nghiệp Nhà nước rồi nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần trước tháng 01/1995, trong đó đã tính thời gian tham gia quân đội hoặc trường hợp tự ý bỏ việc trước tháng 01/1995 thì toàn bộ thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc bỏ việc, kể cả thời gian tham gia quân đội không được tính để hưởng BHXH (theo hướng dẫn tại Công văn số 4904/LĐTBXH-BHXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tính thời gian công tác hưởng BHXH). Như vậy, nếu ông chưa lập hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ và ông không thuộc trường hợp tự ý bỏ việc hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp 1 lần trước tháng 01/1995 mà đã tính cả thời gian tham gia quân đội thì thời gian tham gia quân đội của ông được tính cộng nối với thời gian công tác có đóng BHXH để tính hưởng BHXH. Để cơ quan BHXH có cơ sở xem xét tính cộng nối thời gian tham gia quân đội, đề nghị ông cung cấp hồ sơ như dưới đây và lập thủ tục nộp hồ sơ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 313; - QĐ phục viên, xuất ngũ (Bản chính), - Các giấy tờ có liên quan đến thời gian quân đội như: Lý lịch quân nhân, thẻ, phiếu quân nhân, QĐ phong, nâng hàm, QĐ điều động, Huân Huy chương, Giấy khen… - Xác nhận của UBND phường nơi hộ khẩu thường trú v/v không tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ theo QĐ 62/2011/QĐ-TTg kèm Hộ khẩu (phôtô, không cần chứng thực) - Lý lịch xin việc (cơ quan, đơn vị ban đầu), Lý lịch bổ sung, Lý lịch Đảng viên (nếu có), - Hồ sơ khác: Giấy xác nhận, HĐLĐ, QĐ thôi việc, sổ BHXH, QĐ hưởng BHXH…(trong trường hợp có thời gian công tác trước khi vào làm việc tại đơn vị hiện tại).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?