Hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP

Tôi đóng bảo hiểm trên 40 năm nay muốn đi chính sách 108 như vậy cách tính chế độ như thế nào?

Nếu Bạn có đủ điều kiện thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và đã có tên trong danh sách tinh giản biên chế theo quy định tại Công văn số 2538/BHXH-CSXH và Công văn số 3270/BHXH-CSXH của BHXH Việt Nam thì được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Chương II Nghị định số 108/2014/NĐ-CP .

Các chính sách được hưởng theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP gồm có:

1. Chính sách về hưu trước tuổi, gồm có:

a). Nam đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn được hưởng các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật BHXH;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

b). Nam đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và chế độ quy định như sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật BHXH;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

c). Nam trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

d).  Nam trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

2. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước. (Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP)

3. Chính sách thôi việc. (Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP)

4. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bẩu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức. (Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP).

Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Tiền lương để tính các chế độ trợ cấp theo quy định tại Điều 8, Điểm b Khoản 1 Điều 9, các Điểm b Khoản 1 và Điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian.

Do Bạn không cung cấp đủ các thông tin cần thiết về tuổi, giới tính, tiền lương, phụ cấp chức vụ, có 15 năm làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hay không, được hưởng các chế độ chính sách nào nêu trên, … nên cơ quan BHXH không thể trả lời cụ thể cách tính chế độ cho Bạn được. Tuy nhiên, Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách tính các chế độ chính sách này tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hoặc có thể mang toàn bộ hồ sơ có liên quan đến cơ quan BHXH (Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ) để được tư vấn.

Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng BHXH 1 lần từ 01/07/2024? Tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng có làm tăng mức hưởng BHXH 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ nhận diện thương hiệu Bộ phận Một cửa Bảo hiểm xã hội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu 05b-kt bảo hiểm xã hội file word? Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xem sổ bảo hiểm xã hội đã chốt chưa trên VSSID nhanh chóng, chính xác năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phụ cấp hướng dẫn tập sự của công chức có tính bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN áp dụng đối với công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty tạm ngừng hoạt động do khó khăn có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc trong thời gian tạm dừng đóng BHXH thì công ty có phải đóng bù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp có 2 sổ bảo hiểm xã hội thì được xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào