Khám bệnh vượt tuyến ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhưng quên mang thẻ BHYT có được thanh toán chế độ bảo hiểm y tế không?

1- Tôi đi khám bệnh vượt tuyến ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhưng quên mang thẻ BHYT. Vậy tôi có được thanh toán chế độ bảo hiểm y tế không? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? 2- Người có thẻ BHYT khi đi tham quan, du lịch vào ngày nghỉ không may bị tai nạn thì có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không? 3- Tôi bị mất thẻ BHYT và khám bệnh ở 01 bệnh viện tư nhân (không ký hợp đồng KCB BHYT) vậy có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không?

  - Cả 03 trường hợp trên đều đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nhưng không trình thẻ hoặc khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT, theo quy định tại phần II, mục II, điểm 3 Quyết định số 82/QĐ-BHXH, người bệnh tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán trực tiếp.
    Căn cứ quyền lợi theo đối tượng tham gia BHYT, phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh phù hợp với hạng bệnh viện theo quy định của Bộ y tế và chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan BHXH chi trả trực tiếp cho người bệnh phần chi phí thực tế thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC.
    - Hồ sơ  thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT gồm:
    + Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp
    + Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ.
    + Bản sao giấy ra viện (điều trị nội trú )
    + Bản sao đơn thuốc, hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định.
    + Biên lai thu viện phí, hóa đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính
    + Trường hợp khám chữa bệnh nước ngoài, nộp thêm bản dịch có công chứng sang tiếng việt toàn bộ hồ sơ (Quyết định cử đi học, công tác ở nước ngoài của cấp có thẩm quyền )
    - Trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy ủy quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người bệnh.
 

Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Ngưng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 2 cơ sở khám chữa bệnh tại TP.HCM từ 01/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kê đơn thuốc bảo hiểm y tế không đúng người bệnh bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm ở TPHCM, đăng ký khám bệnh ở Đà Nẵng được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khám thai trái tuyến có được hưởng bảo hiểm không
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp cấp cứu tại cơ sở KCB BHYT...?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp người bệnh đã được cấp cứu, điều trị tại cơ sở KCB BHYT khác với nơi...?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở KCB BHYT là những cơ sở nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu...?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT...?
Hỏi đáp pháp luật
Khám chữa bệnh BHYT đối với trẻ em dưới sáu tuổi.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
1,846 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào