Tiền lương tháng đóng BHXH
Trường hợp người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ghi trong HĐLĐ (Khoản 2, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH), cụ thể:
Từ ngày 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định nêu trên là mức lương trong thang, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật mà 02 bên thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động.
Phụ cấp lương dùng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là các loại phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các khoản phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác dùng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì tiền nghỉ phép năm là khoản bổ sung khác được trả cho người lao động vào những ngày nghỉ phép năm nhưng không nghỉ và người sử dụng lao động không bố trí được ngày nghỉ bù, không mang tính chất thường xuyên được trả vào mỗi kỳ trả lương nên không dùng tính vào tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?