Bộ GDĐT giải đáp quy trình miễn, giảm học phí
Ngày 14/5/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
Ngày 15/11/2010 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số29/2010/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP.
Theo cách hiểu của một số sinh viên nêu trong thư gửi Cổng TTĐT Chính phủ, thì từ nay đến năm học 2014-2015, sinh viên các trường công lập thuộc diện chính sách phải đóng 100% học phí tại trường, sau đó nhận lại khoản học phí đó tại Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nơi đăng ký hộ khẩu sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn xin hưởng trợ cấp.
Để giải đáp các vướng mắc này, cũng như để hiểu rõ hơn về quy trình miễn, giảm học phí theo các quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Ngữ cho biết, Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định về thời gian nộp đơn đề nghị hỗ trợ miễn, giảm học phí của học sinh, sinh viên như sau: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, học sinh, sinh viên phải làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí gửi Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp huyện.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ.
Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí, Phòng LĐTBXH có trách nhiệm thanh toán chi trả tiền cấp bù học phí cho gia đình người học . Trường hợp hồ sơ không hợp lệ Phòng LĐTBXH có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ.
Căn cứ các quy định trên, ông Nguyễn Văn Ngữ khẳng định, học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí không phải nộp 100% học phí cho nhà trường rồi mới nhận được tiền hỗ trợ học phí tại Phòng LĐTBXH nơi cư trú.
Quy trình miễn, giảm học phí thực hiện như sau: Vào đầu mỗi học kỳ, học sinh, sinh viên phải có đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí và gửi nhà trường đang học để xác nhận, sau đó nộp về Phòng LĐTBXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết nhận tiền hỗ trợ học phí. Sau khi Phòng LĐTBXH cấp tiền thì học sinh, sinh viên mới nộp học phí đầy đủ cho nhà trường.
Đối với học sinh, sinh viên mới nhập học thì được nhà trường xác nhận trong vòng 7 ngày kể từ khi nhập học và được nhận tiền ngay sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cho Phòng LĐTBXH.
Do đó, theo ông Ngữ, quy định của Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH đã góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và đã quy định rất rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan liên quan trong việc giải quyết cấp tiền hỗ trợ học phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?