Thời gian công tác để tính hưởng BHXH
Tại khoản 18, Điều 1, Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: “việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân”.
Tại điểm 1.7, khoản 1, Công văn số 1188/BHXH-CSXH ngày 6/4/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội quy định: “việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản quy định trước ngày 01/01/1995. Trong đó, người có thời gian công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, nếu sau đó được tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì thời gian công tác trong quân đội thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 04/09/1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội)”.
Điểm a, khoản 10, mục II, Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức Nhà nước quy định: “Quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên tục”.
Tại điểm b, khoản 1, mục II, Thông tư liên Bộ số 448/TTLB ngày 28/3/1994 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, quy định: “Quân nhân chuyển sang làm việc tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp hoặc liên doanh của Nhà nước, Đảng, Đoàn thể;… Thời gian công tác liên tục trước ngày ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993, Nghị định số 66/CP ngày 30/09/1993 của Chính phủ và thời gian phục vụ tại ngũ được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo nội dung trong thư trình bày, ông Thích có thời gian tham gia quân đội từ tháng 8/1980 đến tháng 4/1984; thời gian làm việc ở xã từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1993 (không giữ chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sịnh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn) và thời gian làm việc tại công ty có 100% vốn nước ngoài từ tháng 5/1993 đến nay (không là cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp hoặc liên doanh của Nhà nước, Đảng, Đoàn thể).
Căn cứ các quy định nêu trên, thời gian phục vụ trong quân đội và thời gian công tác tại xã của ông Đỗ Khắc Thích chưa có quy định được xem là thời gian được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?