Cần phân biệt và áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi bồi thường thiệt hại

Hiện gia đình tôi đang liên quan trong vụ án hình sự; vụ án này có nhiều đối tượng tham gia, nhưng khi xét xử tôi thấy còn một số vấn đề gia đình không hiểu: Ví dụ trong số các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ vì đã bồi thường, nhưng có bị cáo đã bồi thường mà không được hưởng tình tiết giảm nhẹ đó. Thử hỏi Toà xử như vậy đã công bằng chưa, xin luật sư nêu rõ quy định của pháp luật để gia đình tôi kháng án cho con.

Trong thư anh chưa nêu cụ thể con anh phạm tội theo điều luật nào, gia đình anh đã bồi thường cho gia đình bị hại bao nhiêu, Toà áp dụng điều luật như thế nào để xử con anh. Vì vậy Luật sư chưa thể khẳng định Toà xử đúng pháp luật hay thiếu sót ở điểm nào. Trong chuyên mục này, luật sư xin nêu các quy định của pháp luật về tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự (BLHS) để gia đình hiểu rõ hơn quy định của pháp luật. Điều 46 BLHS quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; nếu bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì có thể được Toà án áp dụng Điều 47 xử mức án dưới khung hình phạt (giảm nhẹ). Do vậy, các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 BLHS được pháp luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhằm để cho Hội đồng xét xử xem xét, xét xử đúng pháp luật. Hành vi tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra được hiểu: + Nếu bị cáo có tài sản mà đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra đối với người bị hại. + Nếu bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra (không phân biệt người bị hại có nhận hay không nhận). Số tiền này đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng nhận để quản lý thực hiện việc bồi thường sau này. +Trường hợp bị cáo không có tài sản nhưng có hành vi tác động nhờ gia đình, anh em, tự nguyện dùng tài sản để bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả… + Trong một số trường hợp bản thân bị cáo không phải bồi thường (ví dụ trong các vụ án vi phạm các quy định an toàn giao thông đường bộ mà chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường, bị cáo không phải bồi thường) nhưng bị cáo đã tích cực bồi thường hoặc tác động gia đình tích cực bồi thường thiệt hại, để khắc phục hậu quả thì hành vi nêu trên của bị cáo vẫn được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS. + Trong trường hợp bị cáo không có tài sản, bị cáo cũng không có việc tác động gia đình bồi thường, khắc phục hậu quả cho người bị hại mà gia đình bị cáo tự nguyện bồi thường, thì bị cáo chỉ được hưởng tình tiết giảm như quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS . Như luật gia đã nêu quy định của pháp luật, anh phải xem, trường hợp con anh đã tự nguyện bồi thường và được áp dụng tình tiết giảm nhẹ ở Điểm b Khoản 1 Điều 46 hay Khoản 2 Điều 46. Nếu đối chiếu các tình tiết như đã nêu ở trên,Toà án chưa áp dụng đúng với con anh thì gia đình hướng dẫn bị cáo làm đơn kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm để xét xử lại đúng pháp luật, bảo đảm quyền hợp pháp của bị cáo. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
539 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào