BHXH với người có thời gian công tác ở nước ngoài
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 107 ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế trong cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn. Thông tư số 24 ngày 9/11/2007 của Bộ Lao động –Thương binh và xã hội hướng dẫn thời gian hưởng chế độ BHXH theo Quyết định 107. Theo quy định của các văn bản trên thì chị 52 tuổi, có 29 năm 2 tháng đóng BHXH. Về năm đóng BHXH chị đủ điều kiện để được nghỉ hưu nhưng về tuổi đời chị phải đủ 55 tuổi. Nếu chị từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi thì phải có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Như vậy chị phải xem lại quá trình công tác của mình 11 năm, 2 tháng chị làm công nhân kéo sợi ở trong nước cũng như ở Liên Xô (cũ) có được coi là thời gian lao động nặng nhọc, độc hại… hoặc có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 trở lên hay không. Điều này được thể hiện trong hồ sơ cán bộ của chị. Nếu chị đủ các điều kiện như tôi vừa nêu thì chị đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí mặc dù chị chưa đủ 55 tuổi. Về thời gian công tác tại nước ngoài được quy định trong Quyết định 107 và Thông tư số 24 như sau: Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và Công an nhân dân thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan đơn vị cử đi công tác, học tập làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước trước ngày 1/1/2007 nhưng không đúng hạn thuộc một trong các trường hợp sau: Được cử đi công tác, học tập, làm việc ở nước ngoài khi trở về được đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc hoặc sau khi về nước được đơn vị khác tiếp nhận vào làm việc; sau khi về nước không được đơn vị cũ tiếp nhận trở lại làm việc, hiện vẫn nghỉ việc. Theo văn bản này thì thời gian chị làm việc tại Liên Xô (được đơn vị cử đi), sau đó chị về nước lại được quan cũ tiếp nhận vào làm việc hoặc được cơ quan khác tiếp nhận vào làm việc thì thời gian công tác, lao động ở nước ngoài đó chị vẫn được tính là thời gian đóng BHXH và được cộng với số năm đóng BHXH ở trong nước để tính thời gian hưởng chế độ hưu trí. Năm công tác của chị được thể hiện trong hồ sơ cán bộ và sổ BHXH, chị đem các giấy tờ liên quan đến thời gian chị lao động ở Liên Xô và các văn bản như luật sư đã nêu (có thể chị lấy văn bản qua trang điện tử của Chính phủ phần Văn bản pháp luật) để trình cán bộ tổ chức xem xét giải quyết chế độ theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?