Một số quy định về lương và phụ cấp lương

+ Hiện nay lương công nhân bậc 6 có hệ số 3,8; lương cán sự, bậc 12 hệ số 3,89; chuyên viên bậc 8 hệ số 4,51. Tất cả các trường hợp trên khi hưởng bậc lương cuối cùng sau bao nhiêu năm thì được xét vượt khung thâm niên. Hệ số vượt khung thâm niên có được đề nghị BHXH thu để sau này nghỉ hưu hưởng chế độ? + Hiện nay các chức danh, đội trưởng, phó trưởng phòng, kiểm soát đang hưởng lương phụ cấp trách nhiệm, có được BHXH thu để sau này nghỉ hưu hưởng chế độ không? + Kể từ tháng 1/2007 BHXH không thu phụ cấp khu vực song một nghịch lý những cán bộ công tác lâu, có thời gian đóng BHXH thấp nhất là 20 năm, cao nhất là 43 năm nhưng sau khi nghỉ hưu lại không được hưởng phụ cấp khu vực. Xin hỏi các đối tượng nghỉ hưu từ sau tháng 1/2007 có được hưởng phụ cấp khu vực không?

Về phụ cấp thâm niên vượt khung: Theo quy định tại Nghị định 204 ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư số 04 ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung quy định: Các đối tượng được xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng lương số 2,3; các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Toà án, Kiểm sát đủ 36 tháng; đối với cán bộ, công chức, viên chức loại B, C bảng lương số 2,3 ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ theo bảng lương số 4 đủ 24 tháng đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%. Các đối tượng nêu trên nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm thời gian hưởng trợ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định. Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để đóng và hưởng chế độ BHXH. Theo quy định trên thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung phải nằm trong ngạch công chức đã được xếp lương theo bảng lương theo Nghị định 204. Vì trong thư anh chưa nêu rõ ngạch lương của từng đối tượng nên anh cần đối chiếu để vận dụng. Về mức đóng BHXH, theo Điều 91 Luật BHXH thì hàng tháng người lao động đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm 1 lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ cũng là phụ cấp của tiền lương, tiền công nrên được tính cộng để đóng BHXH. Về phụ cấp khu vực: Theo Nghị định 204 và Thông tư số số 11 ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực thì người hưởng lương hưu cũng được hưởng phụ cấp khu vực nếu nơi họ đăng ký thường trú nằm trong khu vực được hưởng phụ cấp khu vực. Thực tế hiện nay khi thực hiện Luật BHXH thì chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên chế độ phụ cấp khu vực tạm thời chưa chi trả đối với người hưởng lương hưu, chờ hướng dẫn mới. Đây cũng là vấn đề nhiều bạn đọc thắc mắc. Hiện nay luật BHXH đã và đang được thực hiện nhưng còn nhiều vấn đề hướng dẫn, thi hành luật đang được các ngành chức năng tiếp tục hướng dẫn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào