Chế độ đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến
Ông Nguyễn Văn Thong ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, ông Thong tham gia quân đội về nghỉ chế độ mất sức quân đội (nay là bệnh binh hạng 2/3) từ năm 1981. Tháng 9/1990 ông Thong chết, thời điểm ông Thong chết, thân nhân của ông gồm có: Vợ là bà Tạ Thị Mão mới 39 tuổi và có hai con dưới 18 tuổi.
Căn cứ Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 48-TBXH ngày 30/9/1985 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 236/HĐBT, tại thời điểm trên bà Mão chưa đủ 55 tuổi nên không được hưởng trợ cấp tuất, hai con của bà đã được hưởng trợ cấp tuất bệnh binh từ trần đến năm 18 tuổi đúng chế độ Nhà nước đã quy định.
Hiện nay, hai người con của ông Thong đều khỏe mạnh và phát triển bình thường không bị dị dạng, dị tật suy giảm hoặc mất khả năng tự lực trong sinh hoạt.
Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ và Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, các con của ông Thong không được hưởng chế độ con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?