Thủ tục xin xác nhận cha, xin nhận con
Trường hợp của anh luật sư xin nêu các quy định của Luật Hôn nhân gia đình, Bộ Luật dân sự, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh để anh vận dụng. Điều 38 Luật Hôn nhân gia đình quy định: Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng chung sống với mình theo quy định tại các: Điều 34 (Quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc giáo dục, học tập để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội…); Điều 36 (Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình); Điều 37 (Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hoà thuận, làm gương tốt cho con về mọi mặt…). Theo quy định trên thì anh kết hôn với vợ anh, vợ anh có con riêng, anh là cha dượng cháu thì anh có quyền và nghĩa vụ như cha đẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con riêng của vợ. Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì con của thương binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo… Mặc dù trong luật không quy định cụ thể con đẻ hay con nuôi hoặc con riêng của thương binh, nhưng theo luật hôn nhân và gia đình thì cha dượng cũng có quyền và nghĩa vụ như cha đẻ, vì vậy con riêng của vợ cũng được hưởng quyền lợi của cha dượng và cháu đương nhiên được hưởng chính sách đối với con thương binh. Việc anh ra xã làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi nên mới cần có sự đồng ý của cha đẻ cháu (giấy thoả thuận việc cho và nhận con nuôi theo pháp luật về quản lý hộ tịch). Nhưng trong trường hợp này, khi vợ anh ly hôn với người chồng cũ, con do chị nuôi và thực tế anh và mẹ cháu đã nuôi cháu trong 12 năm nay, các giấy tờ đều khai anh là cha cháu (theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì cha dượng có quyền và nghĩa vụ như cha đẻ) thì anh không cần làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. Thực ra trong các văn bản luật chưa hướng dẫn cụ thể vấn đề này, vì vậy trong việc áp dụng pháp luật các cán bộ có thẩm quyền cần vận dụng pháp luật sao cho phù hợp. Theo luật sư thì cháu đương nhiên được hưởng quyền ưu đãi đối với con thương binh và anh không cần phải làm các thủ tục nhận con nuôi. Để cháu được hưởng chính sách như con thương binh anh cần tìm hiểu thêm về các văn bản pháp luật như luật sư đã nêu và mang các giấy tờ như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, và các giấy tờ lý lịch của anh, của cháu anh lên phòng Lao động thương binh và xã hội huyện để trình bày, đề nghị cho cháu được hưởng chính sách ưu đãi đối với con thương binh theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?